Tìm hiểu về NFT
Piter Triệu đưa ra những hướng dẫn và thông tin quan trọng giúp bạn có cơ sở để xác định hướng tiếp cận thị trường NFT một cách phù hợp nhất.
Last updated
Piter Triệu đưa ra những hướng dẫn và thông tin quan trọng giúp bạn có cơ sở để xác định hướng tiếp cận thị trường NFT một cách phù hợp nhất.
Last updated
NFT là một ứng dụng thực tiễn đáng chú hàng đầu trong không gian của nghành công nghiệp Crypto - Blockchain. Đây là một thị trường mới, còn rất non trẻ và sơ khai nhưng đã chứng minh được tính ứng dụng thực tiễn cũng như mở ra tiềm năng to lớn trong dài hạn.
Để tiếp cận thị trường NFT một cách chuyên nghiệp, những người mới bắt đầu thường cảm thấy rất khó. Tuy nhiên trong nhiều bài viết về thị trường NFT này, Piter Triệu sẽ có những hướng dẫn và định hướng rõ ràng, dễ hiểu cũng như công cụ để giúp các anh chị vừa học vừa có thể ứng dụng trong thực tiễn.
Non-fungible token (tạm dịch: token không thể thay thế, viết tắt: NFT) là một đơn vị dữ liệu trên . Trong đó, mỗi NFT có thể đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị và vì vậy, chúng không thể hoán đổi cho nhau. NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng tệp kỹ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, món đồ trong trò chơi điện tử và các tác phẩm sáng tạo khác. Mặc dù về lý thuyết, các tệp kỹ thuật số có thể tái tạo vô hạn nhưng NFT đại diện cho chúng được lưu lại trên các blockchain mà chúng thuộc về. Chúng được xem như chứng chỉ xác thực quyền sở hữu đối với một sản phẩm nào đó. Các blockchain như Ethereum và Flow đều có những tiêu chuẩn token (mã thông báo) riêng để xác định việc sử dụng NFT.
NFT chủ yếu vận hành trên blockchain proof-of-work (bằng chứng công việc). Blockchain dạng này sẽ sử dụng năng lượng kém hiệu quả hơn so với blockchain proof-of-stake (bằng chứng cổ phần). Chính vì điều này mà NFT bị chỉ trích vì mức độ xả thải cacbon trong mỗi lần giao dịch.
:
Non-fungible token (NFT) là một đơn vị dữ liệu được lưu trữ trên blockchain (sổ cái kỹ thuật số). Chúng có thể được xem như đại diện cho một mặt hàng kỹ thuật số độc nhất, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật. Nhìn từ góc độ khác, NFT còn là một token dạng mật mã. Tuy nhiên, khác với những loại tiền mã hóa như bitcoin, và nhiều mạng lưới, cũng như token tiện ích, thì NFT không thể hoán đổi cho nhau, hay nói cách khác là fungible. Một NFT được tạo ra bằng cách tải một tệp lên thị trường đấu giá NFT. Những thị trường đấu giá ấy có thể là KnownOrigin, Rarible hoặc OpenSea. Việc này sẽ tạo ra bản sao của một tệp được lưu lại trên sổ cái kỹ thuật số dưới dạng NFT. Người có nhu cầu có thể mua NFT bằng tiền mã hóa, sau này vẫn có thể bán lại. Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm có thể bán nó dưới dạng NFT mà vẫn giữ được bản quyền, đồng thời tạo ra nhiều NFT trên cùng 1 tác phẩm. Người mua NFT không có quyền truy cập độc quyền vào tác phẩm, cũng như không có quyền sở hữu đối với tệp kỹ thuật số "gốc". Người tải lên một tác phẩm nào đó dưới dạng NFT không nhất thiết phải chứng minh rằng mình là nghệ sĩ gốc. Có nhiều trường hợp tác phẩm được mang ra đấu giá NFT mà không cần sự cho phép của người sáng tạo gốc.
Tóm lại:
Hiểu đơn giản, NFT là một loại token mã hóa trên blockchain, đại diện cho một tài sản duy nhất. NFT có thể là tài sản hoàn toàn kỹ thuật số hoặc phiên bản token hóa của tài sản trong thế giới thực.
NFT là chữ viết tắt của token không thể thay thế - Non-fungible token
Tính không thể thay thế nghĩa là gì?
Một đặc điểm dễ phân biệt khác của NFT là tính chất không thể thay thế. Ví dụ minh họa về khả năng thay thế là tiền tệ - bạn có thể dễ dàng đổi tờ 5 đô la lấy một tờ 5 đô khác do tính đồng nhất. Tiền tệ có thể trao đổi vì chúng được xác định theo giá trị chứ không phải tính duy nhất.
Trong khi đó, NFT không thể hoán đổi cho nhau. Mỗi NFT có một mã nhận dạng riêng biệt và duy nhất, làm cho nó khác với số còn lại. Mã này đóng vai trò là bằng chứng về tính nguyên bản và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Bạn có thực sự sở hữu NFT không?
Đối với phần lớn NFT, mỗi NFT chỉ có thể có một chủ sở hữu. Quyền sở hữu được quản lý thông qua một ID duy nhất và siêu dữ liệu mà các token khác không thể sao chép.
Tuy nhiên, NFT phân nhỏ cũng đang bắt đầu thu hút được sự chú ý. NFT phân nhỏ nghĩa là lấy một NFT nguyên chia thành nhiều phần NFT nhỏ hơn, cho phép nhiều người khác nhau xác nhận quyền sở hữu một phần của NFT đó.
NFT có tính ứng dụng như thế nào? Có những loại NFT nào?
Sự quan tâm đông đảo đến token không thể thay thế (NFT) đã dẫn đến sự bùng nổ trong lĩnh vực vật phẩm sưu tầm mã hóa và nghệ thuật NFT. Một số công dụng NFT phổ biến nhất là NFT nghệ thuật, NFT sưu tầm, NFT tài chính, NFT game, NFT âm nhạc, NFT tài sản trong thế giới thực và NFT logistic.
NFT nghệ thuật
NFT nghệ thuật được tạo khi các nghệ sĩ số hóa và kiếm tiền từ tác phẩm nghệ thuật của mình trên blockchain. Giá trị của NFT nghệ thuật đến từ 2 yếu tố chính: khả năng xác minh tính nguyên bản bằng kỹ thuật số và chứng minh quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số cụ thể.
NFT sưu tầm
NFT sưu tầm là tài sản kỹ thuật số duy nhất được đúc trên blockchain mà người dùng có thể sưu tầm hoặc giao dịch. Một số NFT sưu tầm đặc biệt là phiên bản giới hạn và có thể được các nhà sưu tập đặc biệt săn đón.
NFT âm nhạc
Tương tự như tệp hình ảnh hoặc video, NFT âm nhạc được tạo khi bạn đính kèm nhạc hoặc âm thanh vào NFT. NFT âm nhạc là chứng nhận quyền sở hữu một bản âm thanh hoặc tác phẩm âm nhạc duy nhất có thể mua hoặc bán.
NFT video
NFT video là các tài sản kỹ thuật số dưới dạng hình ảnh chuyển động. Các NFT này đang ngày càng trở nên phổ biến do khả năng sở hữu các tài sản kỹ thuật số như video và trải nghiệm duy nhất từ những người sáng tạo ưa thích, liên kết với những người sáng tạo này, thậm chí là sở thích và bộ sưu tập cá nhân.
NFT avatar
Avatar NFT là hình ảnh "phần đầu và khuôn mặt" của một nhân vật ở định dạng ảnh hồ sơ số. Không có avatar NFT nào giống avatar NFT nào và avatar NFT được tạo ra bởi một thuật toán với các đặc điểm khác nhau. Các NFT này có thể dùng để thúc đẩy ý thức cộng đồng, biểu thị trạng thái số, thậm chí đóng vai trò là vé tham gia các sự kiện metaverse độc quyền.
NFT game
NFT game khác với việc giữ các vật phẩm sưu tầm mã hóa trong ví. NFT game sẽ sử dụng NFT trong các quy tắc, cơ chế và hoạt động tương tác của người chơi. Ví dụ: một tựa game có thể cung cấp một skin hiếm trong game dưới dạng NFT và người chơi nào mở khóa skin này trước sẽ có quyền sở hữu skin. NFT này đang ngày càng phổ biến trong giới game thủ vốn đã quen với khái niệm vật phẩm kỹ thuật số có giá trị.
NFT thẻ giao dịch
NFT thẻ giao dịch có thể dùng như phiên bản ảo của thẻ giao dịch vật lý. Sự hấp dẫn của NFT thẻ giao dịch có thể là do các yếu tố sau: có thể dễ dàng xác minh, đặc biệt là khi mức độ hiếm là yếu tố quyết định giá trị của thẻ, quyền sở hữu lâu dài trên blockchain và các loại thẻ hiếm như một hình thức đầu tư.
Vé NFT
Các NFT có thể hữu ích cho việc quản lý vé. Ví dụ: người tổ chức sự kiện có thể phát hành các NFT dưới dạng vé cung cấp bằng chứng bất biến về quyền sở hữu và sự tham dự. Ngoài ra, các vé NFT có thể được chuyển nhượng và bán lại mà không cần đến bên thứ ba. Các vé NFT cũng có thể đi kèm với các lợi ích độc quyền, chẳng hạn như quyền truy cập vào các khu vực VIP, hàng hóa độc quyền hoặc nội dung kỹ thuật số đặc biệt.
NFT meme
Một hiện tượng được gọi là "cơn sốt vàng meme", meme NFT có thể là cách mới để người tạo meme kiếm tiền từ meme của mình. Giá trị của những meme này sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ lan truyền của meme, tính độc đáo và tính nguyên bản của tài sản kỹ thuật số.
Stake NFT
Hoạt động stake NFT cho phép người dùng kiếm phần thưởng bằng cách stake NFT của họ làm tài sản thế chấp. Điều này đã có thể được thực hiện trên một số nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi), cho phép chủ sở hữu NFT kiếm được tiền lãi trong khi vẫn giữ quyền sở hữu NFT của họ.
Chứng nhận quyền sở hữu Bất động sản
Chứng nhận quyền sở hữu bản quyền với tài sản, NFT tiền bản quyền…
Các NFT hoạt động dựa trên công nghệ blockchain, cung cấp một sổ cái phi tập trung ghi lại các giao dịch và chi tiết quyền sở hữu. Bản chất minh bạch và bất biến của nó cho phép truy tìm rõ ràng lịch sử quyền sở hữu của một NFT. Điều này xác minh tính xác thực và tính hợp pháp của NFT khi nó đổi chủ theo thời gian.
Quá trình tạo NFT thường được gọi là đúc. Sử dụng các hợp đồng thông minh, đúc chuyển đổi các tệp kỹ thuật số thành tài sản kỹ thuật số trên một blockchain. Khi mua một NFT, về cơ bản, bạn có được quyền sở hữu mã định danh duy nhất (hoặc ID token) được liên kết với tài sản kỹ thuật số cụ thể đó. Do đó, chủ sở hữu mã có độc quyền sử dụng, hiển thị và tương tác với nội dung đó.
Các hoạt động tạo NFT, sử dụng NFT để mã hóa tài sản và đưa tài sản lên sàn giao dịch bằng NFT tạo nên thị trường NFT. Đây là kiểu thị trường rất mới, mở ra khả năng tạo và trao đổi tài sản kỹ thuật số và thậm chí là tài sản vật chất có tiềm năng to lớn.
Bước đầu tiên để tạo NFT là đúc. Đúc nghĩa là biến hình ảnh, video, âm thanh và các tệp kỹ thuật số khác thành tài sản mã hóa trên một blockchain. NFT hiện hữu trên blockchain khiến việc chỉnh sửa và giả mạo trở nên khó khăn hơn. Dữ liệu duy nhất của NFT giúp dễ dàng xác minh tính nguyên bản và quyền sở hữu.
Khi tạo ra NFT, chủ sở hữu/người tạo cũng có thể lưu trữ thông tin cụ thể bên trong NFT, chẳng hạn như ký vào tác phẩm nghệ thuật bằng cách đưa chữ ký vào siêu dữ liệu của NFT.
Làm thế nào để đúc NFT?
Có nhiều bước để đúc NFT: chuẩn bị sẵn tiền mã hóa để trả phí đúc, ví tiền mã hóa để lưu trữ tiền mã hóa, blockchain phù hợp có hỗ trợ đúc NFT để đúc token không thể thay thế này, cùng nhiều bước khác!
Nền tảng blockchain NFT là gì?
NFT là tài sản mã hóa đại diện cho một thứ duy nhất và có thể sưu tầm bằng cách sử dụng công nghệ blockchain. Nền tảng Blockchain cho NFT là những Blockchain nền tảng có hỗ trợ công nghệ kỹ thuật giúp các nhà phát hành NFT có thể ứng dụng để thiết kế, đúc và tạo ra những NFT ứng dụng phù hợp với nhu cầu của mình.
Có những tùy chọn blockchain nào?
Hiện nay ngày càng có nhiều Blockchain có thể hỗ trợ tạo NFT dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Phổ biến và đáng tin cậy nhất là Ethereum, BNB Chain, Polygon.
1. Ethereum
Ethereum là nền tảng blockchain mã nguồn mở, phi tập trung được hỗ trợ bởi đồng tiền mã hóa gốc là ether (ETH). Hợp đồng thông minh Ethereum cho phép người tham gia phát triển tất cả các loại ứng dụng và dịch vụ tài chính phi tập trung.
2. BNB Chain
Là chữ viết tắt của Build 'N Build, BNB Chain đang mở rộng và xây dựng dựa trên mô hình phi tập trung. BNB Chain được thiết kế để tăng khả năng tương tác và phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản của "môi trường ảo song song của thế giới", đây là một bước tiến trong nỗ lực MetaFi gần đây của Binance.
3. Polygon
Được thiết kế riêng cho hệ sinh thái Ethereum, Polygon cung cấp cho nhà phát triển một khung để tạo các mạng lưới blockchain tương thích với Ethereum và các giải pháp mở rộng quy mô.
Ngoài ra hiện nay có nhiều nền tảng Blockchain khác đang hỗ trợ phát triển NFT.
CryptoPunks
Bạn thậm chí có thể đã thấy những người nổi tiếng sử dụng những nhân vật này làm hình đại diện trên mạng xã hội của họ. Thành công của dự án đã tạo tiền đề cho một kỷ nguyên mới của nghệ thuật kỹ thuật số và đồ sưu tầm.
Bored Ape Yacht Club
Decentraland
Ai là người tạo NFT?
NFT lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 5 năm 2014 bởi người sáng tạo Kevin McCoy. Là nhân vật tiếng tăm trong lĩnh vực nghệ thuật NFT, Kevin đã đúc NFT đầu tiên, Quantum, do vợ mình thiết kế. "Quantum" là vòng lặp video một hình bát giác chứa các vòng tròn, cung tròn và các hình dạng khác có chung một tâm. Tính đến năm 2021, NFT mang tính lịch sử này được bán với giá 7 triệu đô la.
Tại sao NFT lại ngày càng phổ biến?
NFT cũng ngày càng trở nên phổ biến như một hình thức biểu đạt nghệ thuật hoặc công cụ đầu tư trong lĩnh vực kỹ thuật số. Ngay cả trong lĩnh vực game, NFT đóng vai trò vừa là tài sản đầu tư vừa là công cụ tiện ích đem lại những khả năng đặc biệt cho người chơi. Khi thế giới NFT tiếp tục phát triển và mở rộng, các công dụng sẽ phát triển vượt ra ngoài cả bộ sưu tập JPEG.
Thị trường đang giao dịch NFT như thế nào?
Trước khi tiền mã hóa bùng nổ vào năm 2017 khiến nhiều người quan tâm đến NFT hơn, doanh số bán NFT mỗi tuần được ước tính chỉ là 100. Tuy nhiên, với sự phổ biến ngày càng tăng của NFT và thế giới NFT ngày càng mở rộng, doanh số NFT có thể dao động từ 15.000 đến 50.000/tuần. Hiện nay, doanh số giao dịch NFT trong 24h đã là 6,2 triệu USD với lượng vốn hóa thị trường là 4.39 tỉ USD.
Giá trị của NFT tăng bằng cách nào?
Tương tự như cách các tác phẩm nghệ thuật thực được định giá, giá trị của NFT phụ thuộc nhiều vào tình hình cung và cầu. Khi nhu cầu tăng lên do các yếu tố như độ hiếm, tiện ích và đầu cơ, giá của NFT cũng theo đó mà tăng lên.
Tổng kết
NFT là các tài sản kỹ thuật số độc nhất được tạo ra trên blockchain, thiết lập quyền sở hữu và xác minh tính xác thực của các mặt hàng mà chúng đại diện. Chúng đã trở nên phổ biến dưới dạng nhiều ứng dụng, cung cấp cho các nhà sáng tạo những cách mới để kiếm tiền từ tác phẩm của họ và người sưu tập có cơ hội sở hữu và trưng bày các tài sản độc đáo.
Đây là thị trường mới, vốn hóa đang còn nhỏ, do đó là cơ hội tiếp cận đang rất rộng mở cho những anh chị hiểu và biết cách tiếp cận từ sớm.
Tuy nhiên, các NFT cũng đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như gian lận và biến động thị trường. Mặc dù NFT có một số điểm tương đồng với tiền mã hóa, nhưng chúng được phân biệt bởi bản chất không thể thay thế, điều này cho phép các NFT mang tới các cơ hội kỹ thuật số độc đáo.
Một công nghệ cơ bản khác của các NFT là , về cơ bản là các chương trình tự thực hiện. Các hợp đồng thông minh cho phép tạo, quản lý và chuyển giao các NFT mà không cần bên trung gian bằng cách tự động hóa và thực thi các điều kiện liên quan.
Một khía cạnh quan trọng của NFT là việc triển khai các tiêu chuẩn token. Chúng đảm bảo khả năng tương tác và tính nhất quán trên các nền tảng khác nhau bằng cách xác định các quy tắc và chức năng để tạo, quản lý và chuyển giao các NFT. Ví dụ: các tiêu chuẩn token được áp dụng rộng rãi nhất cho NFT là trên Ethereum, gần đây là tiêu chuẩn và , BEP-1155 trên BNB Chain.
Ví dụ: Cựu tổng thống mỹ đã chọn nền tảng Blockchain Polygon để đúc NFT trong dự án của mình. .
Có nhiều cách và nền tảng khác nhau để mua NFT, bán, đầu tư, giao dịch NFT. Bạn có thể mua bán NFT thông qua hình thức giá cố định ở các sàn giao dịch NFT phổ biến như , , , hoặc trên Binance NFT…
(Tháng 9 năm 2023)
(Tháng 9 năm 2023)
là một trong những dự án NFT sớm nhất và mang tính biểu tượng nhất. Nó được ra mắt vào năm 2017 và bao gồm 10.000 nhân vật pixel 8 bit nghệ thuật độc đáo, được tạo bằng thuật toán. Mỗi nhân vật CryptoPunk có những đặc điểm và thuộc tính khác nhau, khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với những người sưu tầm.
là một bộ sưu tập gồm 10.000 nhân vật hoạt hình vượn vẽ tay độc đáo, mỗi nhân vật có các đặc điểm khác nhau. Những tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số này đóng vai trò là đồ sưu tầm và cấp cho chủ sở hữu của chúng quyền truy cập vào các sự kiện và không gian ảo độc quyền. Do đó, các NFT này làm mờ ranh giới giữa nghệ thuật kỹ thuật số và dịch vụ trải nghiệm.
là một nền tảng thực tế ảo (VR) được xây dựng trên blockchain Ethereum. Nó có một thị trường phi tập trung dành cho NFT cho phép người dùng giao dịch các lô đất ảo và các vật phẩm khác nhau trong trò chơi. Decentraland đi đầu trong lĩnh vực bất động sản ảo và metaverse.
Hiện tượng NFT ngày một phổ biến và khuynh đảo toàn bộ thị trường thế giới. Không chỉ là tài sản kỹ thuật số có thể sưu tầm được, NFT hiện là tài sản có giá trị với nhiều công dụng khác nhau trong thế giới thực và ảo. Ví dụ gần nhất là ngày 27/09/2023 dự án NFT . Thông tin này được chính trang đăng tải.
Dưới đây là 10 NFT đã được bán với giá đắt nhất theo thống kê hiện nay.